CÁCH XỬ LÝ CHO MẸ KHI BÉ NÔN TRỚ SAU KHI BÚ BẠN CẦN PHẢI BIẾT

Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều mẹ thắc mắc, nhất là những người làm mẹ lần đầu. Bài viết này sẽ giúp các phần nào nào “giải tỏa” nỗi lo âu khi con bú và bị trớ nhé

Bé nôn trớ có phải dấu hiệu nguy hiểm không?

Nhiều bé sẽ nôn trớ sau vài lần mà cũng có thể ở tất cả các lần cho ăn hoặc trong khi đang được vỗ về bởi vì hệ tiêu hóa của bé con chưa hoàn thiện. Điều này là hoàn toàn bình thường. Miễn là bé lớn và tăng cân đều và có thể không quá căng thẳng với chuyện nôn trớ thì mẹ cũng đừng quá lo lắng.

Bé bị ọc sữa là một hiện tượng rất phổ biến

Bé bị ọc sữa là một hiện tượng rất phổ biến

Lượng trớ trông thì có vẻ nhiều nhưng thực tế cũng không đáng ngại. Tuy nhiên mẹ cũng nên hiểu nôn trớ khác với nôn hết tất cả sữa mẹ bé đã bú. Nếu mẹ quan ngại tình trạng bé nôn có vẻ nghiêm trọng, hãy liên lạc ngay với bác sỹ. Cố gắng theo dõi chính xác mức độ thường xuyên và lượng bé nôn hoặc trớ.

Trong những trường hợp hiếm xảy ra, có thể bé bị dị ứng, có vấn đề về tiêu hóa hoặc những vấn đề khác cần sự can thiệp y tế. Bác sỹ có thể sẽ cho bạn biết trường hợp của bé có bình thường hay không, hoặc có một nguyên nhân nào đó đặc biệt hơn đằng sau.

Xử lí thế nào khi bé bú và bị trớ

Khi khám sức khỏe bé bình thường thì mẹ có thể xử lí hiện tượng ọc sữa ngay tại nhàKhi khám sức khỏe bé bình thường thì mẹ có thể xử lí hiện tượng ọc sữa ngay tại nhà

Khi bé bị trớ mẹ có thể “làm dịu” tình hình bằng các cách sau :

– Vỗ về bé khi bé bú xong một bên ngực, hoặc sau mỗi lần ăn khoảng 1 đến 2 ounces sữa (29,57 – 59,14ml). Đôi khi chia nhỏ những bữa ăn sẽ hiệu quả hơn là cho ăn cùng một lượng tại một thời điểm.

– Để bé ở tư thế thẳng sau ăn – ôm bé là tốt nhất, nên lưu ý tư thế của bé đặt trong ghế của trẻ em có khể khiến bé nôn trớ nhiều hơn.

– Đừng đung đưa, nhún nhảy hoặc chơi với bé ngay sau ăn.

– Giữ đầu của bé thẳng ngay trên chân lúc cho ăn (nói cách khác, không ôm bé ở tư thế dốc xuống).

– Nâng đầu nôi hoặc cũi lên. Cuộn vài cái khăn tay hoặc chăn nhỏ hoặc các hộp được thiết kế đặc biệt đặt phía dưới (chứ không phải ở trên) đệm. Không sử dụng gối đặt dưới đầu bé. Hãy chắc rằng đệm không bị gấp ở giữa, với độ thoải vừa phải để bé không bị trượt xuống.

Nếu bé bú bình hoặc uống thêm sữa ngoài:

– Không cho bé bú khi bé đang nằm sấp.

– Phải đảm bảo lỗ châm ở núm vú có kích thước vừa phải và thuận tiện cho dòng sữa đi vào miệng bé. Ví dụ, núm vú khiến sữa chảy nhanh có thể khiến bé nghẹn hoặc đơn giản bé ăn nhiều hơn mức có thể. Nhiều bé sẽ hài lòng với núm vú giúp sữa chảy chậm cho đến khi bé được 3 tháng tuổi hoặc hơn.

Bé bị trớ khi bú là một hiện tượng phổ biến, nên mẹ đừng quá lo lắng nhé.

Related Posts

Kiêng tắm gội là quan điểm sau lầm sau sinh

NHỮNG HIỂU LẦM TAI HẠI ĐỐI VỚI MẸ SAU SINH

Sau sinh để hồi sức nhanh nhất cũng như phòng tránh các bệnh hậu sản nhiều người mẹ đã kiêng khem thái quá trong chế độ ở…

Các bác sĩ khuyến cáo mẹ nên bổ sung sắt ít nhất 1 tháng sau sinh

SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC BỔ SUNG SẮT SAU SINH, MẸ CHỚ LƠ LÀ!

Bổ sung sắt gia đoạn hậu sản là một việc làm quan trọng, bởi sau sinh cơ thể mẹ mất đi một lượng máu rất lớn, và…

Cho trẻ bú đúng cách giúp trẻ ngậm bắt vú tốt hơn và bú thoải mái hơn

Trẻ không chịu bú mẹ? Rất có thể mẹ đã mắc phải 6 lỗi sau

Một ngày đẹp trời, “tự dưng” trẻ không chịu bú mẹ khiến mẹ lo lắng tìm đủ mọi cách cho con, thậm chí cho rằng con không…

Mẹ nên nằm bằng sau sinh mổ

Thật thiệt thòi nếu mẹ sinh mổ không biết những quy tắc này

Sau sinh có rất nhiều vấn đề mẹ cần chú ý, nhất là mẹ sinh mổ lại càng phải cẩn thận hơn, nếu không rất dễ gây…

tư thế cho con bú đúng cách không bị tắc tia sữa

Bất ngờ vì bé yêu có thể giúp mẹ khi bị tắc tia sữa có thể bạn chưa biết

Tắc tia sữa là một hiện tượng phổ biến ở mẹ mới sinh, nhưng thất bất ngờ bởi bé có thể giúp mẹ thông tắc tia sẽ…

Trẻ bú bình thường bú nhiều sữa hơn so với trẻ bú mẹ

HỎI ĐÁP – Trẻ bú một ngày bao nhiêu là đủ ?

Trái tim của người mẹ luôn luôn hướng về con cái, đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời khi con còn non nớt, trẻ bỏng….