Một ngày đẹp trời, “tự dưng” trẻ không chịu bú mẹ khiến mẹ lo lắng tìm đủ mọi cách cho con, thậm chí cho rằng con không còn thích sữa mẹ. Nhưng đừng quá lo mẹ ơi, trẻ không chịu bú mẹ có thể do những nguyên nhân sau đây.
1. Mẹ cho trẻ bú sai tư thế
Mục lục
Có rất nhiều tư thế mẹ có thể cho trẻ bú, tuy nhiên không phải tư thế nào cũng khiến trẻ thoải mái, bởi mỗi trẻ khác nhau sẽ thấy thoải mái với những tư thế bú khác nhau. Ở tư thế trẻ bú thoải mái, trẻ sẽ bú ngoan hơn và bú được nhiều hơn.
Nhiều trẻ sẽ cảm thấy khó chịu khi bú nằm hoặc bú nghiêng, bú khi nằm võng… Khác với người lớn, dạ dày của trẻ nằm ngang, vậy nên những tư thế bú này với trẻ nhạy cảm sẽ khiến chúng khó chịu hay thậm chí là ói sữa.
Do đó, mẹ cần để ý xem trẻ thích bú ở tư thế nào, ở tư thế nào trẻ ngậm bắt vú chuẩn nhất để điều chỉnh để phù hợp với trẻ.
Cho trẻ bú đúng cách giúp trẻ ngậm bắt vú tốt hơn và bú thoải mái hơn
2. Để nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng so với trẻ
Nhiều mẹ nghĩ rằng con dễ bị lạnh, nhưng thật ra thân nhiệt trẻ em còn nóng hơn người lớn rất nhiều, nên khi nhiệt độ phòng ở mức 22 – 25 độ, mẹ đừng vội lo con lạnh vì đây mới là mức nhiệt độ con cảm thấy mát.
Ở Việt Nam, quan niệm “trẻ không để lọt gió” từ các thế hệ trước khiến nhiều khi mẹ và trẻ phải chịu cảnh nóng bức, hè vẫn phải nằm lò than rất phản khoa học. Mẹ cứ yên tâm để trẻ ở phòng ở nhiệt độ thường, thoáng mát để trẻ dễ chịu hơn.
Vậy nên khi con quấy khóc, bỏ bú, mẹ nên kiểm tra xem nhiệt độ phòng đang ở mức nào. Nhiều mẹ không để ý vấn đề này nên vẫn ép con bú khi con đang nóng ran, đổ mồ hôi nhễ nhại hoặc bị lạnh, điều này gây tâm lý phản kháng cho trẻ khiến trẻ không chịu bú. Chỉ cần thay đổi nhiệt độ phòng, khiến trẻ dễ chịu sẽ lại bú bình thường.
3. Mẹ và trẻ ít khi có tiếp xúc qua da
Mẹ ít tiếp xúc da với con trước khi bú
Nhiều mẹ không biết rằng trước khi cho trẻ bú, cần tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, dễ chịu. Việc tiếp xúc da với trẻ chính là cách đơn giản nhất vừa để tăng tình cảm mẹ con, vừa tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, dễ chịu, an toàn và sẵn sàng bú mẹ.
Việc tiếp xúc da với trẻ còn kích thích mẹ sản sinh prolactin – hormone tạo sữa trong cơ thể khiến sữa ra nhiều đủ cho trẻ bú. Nhiều mẹ không biết điều này nên ít tiếp xúc da trước bữa bú của trẻ, gây nên cảm giác không thoải mái khiến trẻ không thích bú.
4. Ép trẻ bú quá nhiều
Dạ dày của trẻ sơ sinh còn nhỏ, thậm chí khi trẻ đã 3 tháng, dạ dày cũng không quá lớn để chứa được nhiều lượng sữa một lúc. Thế nên nhiều mẹ cứ thấy con khóc lại cho con bú do không xác định được nguyên nhân trẻ khó chịu là phản khoa học.
Khi mẹ ép bú, trẻ sẽ có phản xạ đẩy vú ra và khóc tiếp. Việc này khi tiếp diễn nhiều lần sẽ khiến trẻ có cảm giác sợ bú, dẫn đến trẻ lười bú lúc nào không hay.
5. Trẻ bú bình sớm, bú bình nhiều hơn bú sữa mẹ
Nhiều mẹ tập cho con bú bình quá sớm, sử dụng sữa công thức thay cho sữa mẹ sẽ khiến trẻ thích bú bình hơn bú mẹ. Chưa kể cho trẻ bú bình còn khiến lượng sữa mẹ trong cơ thể ít đi do thiếu tác nhân kích thích sản sinh Prolactin trong cơ thể, dần dà dẫn đến việc mẹ bị mất sữa.
Bú bình tuy có thể “nhàn” hơn, tuy nhiên sẽ khiến tình cảm mẹ con giảm sút do trẻ ít có tiếp xúc với mẹ, khó đảm bảo nguồn sữa mẹ cho con. Vậy nên mẹ lưu ý không tập cho trẻ bú bình quá sớm nhé.
6. Trẻ thường xuyên bị sặc sữa
Nhiều mẹ may mắn có nhiều sữa, tuy nhiên lại thiếu kinh nghiệm khi chăm con, không xử lý kịp khiến trẻ bị sặc. Điều này nếu diễn ra thường xuyên sẽ khiến trẻ bị ám ảnh và sợ hãi, dẫn đến trẻ lo lắng và lười bú.
Vì vậy, trước khi cho trẻ bú, mẹ nên kiểm tra xem sữa về có nhiều không. Nếu sữa về nhiều thì nên vắt bớt, trong quá trình bú thì nên kẹp núm vú để điều tiết lượng sữa cho trẻ, tránh việc trẻ bị sặc sữa.